Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2017. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất.
Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2017. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Như vậy, có thể thấy rằng ai trong xã hội cũng có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội hoặc theo hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc thông qua quan hệ lao động hoặc theo hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội này là mức đóng bảo hiểm, đây cũng chính là vấn đề pháp lý sẽ được đề cập trong khuôn khổ bài viết này.
Theo quy định tại Điều 5 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì một trong những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội là việc mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Như vậy,thu nhập thực tế của người tham gia bảo hiểm tự nguyện không được quan tâm, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận và cung cấp những quyền lợi bảo hiểm tương ứng với tiền lương tham gia bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, pháp luật chỉ quy định mức tối thiểu và tối đã của mức thu nhập hàng tháng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn một mức thu nhập mình mong muốn trong giới hạn trên.
Cụ thể, mức đóng hằng tháng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 01/2016/TT- BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng công thức sau:
Các MDT = 22% các X Mtnt
Trong đó:
– Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.
– Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng). Theo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cần đa chiều giai đoạn 2016-2020 thì mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn trong giai đoạn 2016-2020 là 700.000 đồng/người/tháng.
– m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, kể từ thời điểm 01/07/2017 khi mà mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.300.000 đồng/ người/ tháng thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng; mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.720.000 đồng/tháng cho tới khi Chính phủ quy định mức lương cơ sở mới.
Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
– Hằng tháng;
– 03 tháng một lần;
– 06 tháng một lần;
– 12 tháng một lần;
– Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với mức quy định trên.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!