Quy định về sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc. Các điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Quy định về sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc. Các điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người lao động công tuổi là người tiếp tục tham gia lao động sau tuổi nghỉ hưu. Về cơ bản, tuổi nghỉ hưu được xác định là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi với nữ, tuy nhiên độ tuổi này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố về tính chất nặng nhọc, nguy hiểm của công việc, địa bạn và điều kiện làm việc…
Về nguyên tắc, người sau khi nghỉ ngơi sẽ không tham gia lao động, tuy nhiên vì yêu cầu của thực tế cũng như lý do cá nhân, nhiều người sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc nên pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định để quản lý vấn đề này. Cụ thể, khi làm việc sau khi nghỉ hưu, người lao động nhận được nhiêu ưu đãi về vị trí làm việc, thời gian làm việc, được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian… Và đặc biệt, sức khỏe của người lao động cao tuổi có thể bị ảnh hưởng lớn nếu đảm nhận những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, do đó pháp luật hiện hành quy định chặt chẽ những điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động cao tuổi trong những công việc đặc biệt trên.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 167 Luật Lao động 2012 và quy định hướng dẫn tại Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời Điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;
+ Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;
+ Người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;
+ Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
+ Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;
+ Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.
Cũng cần lưu ý rằng, với mỗi ngành nghề với những đặc thù công việc, điều kiện làm việc khác nhau thì người sử dụng lao động còn phải tuân thủ những điều kiện cụ thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Về mặt thủ tục, người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau:
+ Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;
+ Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi theo quy định trên.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!