Quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị Công ty Luật Dương Gia ạ. Em xin tự giới thiệu em tên là Công là nhân viên Phụ trách mảng Hành chính nhân sự của Công ty TNHH Yoshitani Việt Nam ạ. Hiện tại Em đang gặp một số khó khăn trong việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động và cụ thể là việc phân loại lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiển rất mong nhận được sự tư vấn từ Quy Công ty ạ. Công ty của em hoạt động chủ yếu là gia công giầy da ạ. Hiện tại em đang tiến hành phân loại như loại trên nhưng em đang gặp khó khăn trong việc xác định luật quy định. Hiện tại có rất nhiều thông tư quy định về vấn đề này như là:
– Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995,
– Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996;
– Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996
– Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999,
– Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000;
– Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003,
– Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
– Và mới nhất là Số:15/2016/TT-BLĐTBXH: Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Và giờ em cũng chưa rõ là sẽ làm tất theo các thông tư trên hay là căn cứ theo thông tư mới nhất để phân loại. Chính vì thế em rất mong nhận được sự tư vấn từ Qúy công ty ạ. Em xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được câu trả lời ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý.
– Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ năm 1995,
– Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996
– Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996
– Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH năm 1999,
– Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH năm 2000;
– Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH năm 2003,
– Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH năm 2012;
– Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH năm 2016.
– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày thì hiện nay bạn đang gặp khó khăn trong việc phân loại lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bởi có nhiều văn bản được ban hành cùng về một vấn đề “Ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”.
Cụ thể:
+ Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995,
+ Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996
+ Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996
+ Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999,
+ Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000;
+ Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003,
+ Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012;
+ Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 06 năm 2015.
Tất cả các văn bản trên đều ban hàn danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Và các văn bản trên vẫn còn hiệu lực.
Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hằng năm, các bộ quản lý ngành lĩnh vực sẽ chủ động rà soát Danh mục , công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ. Vì vậy, qua các năm Bộ Lao động – Thương binh xã hội đã ban hành các văn bản bổ sung danh mục danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dẫn đến tình trạng có nhiều văn bản ban hành cùng về một vấn đề như hiện nay.
Và tại Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”
Như vậy, các văn bản vẫn còn hiệu lực nên khi áp dụng sẽ áp dụng đồng thời tất cả các văn bản đó để phân loại các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!