Quy định về xử lý tài sản thế chấp tại Ngân hàng. Vay tín chấp không có khả năng thanh toán nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi với ạ. Nhà em có miếng đất đem Đi thế chấp ngân hàng nhưng hiện nay không có khả năng trả. Thì tài sản thế chấp sẽ được sử lý theo pháp luật Như nào ạ. Tài sản thế chấp nếu bị đem Đi đấu giá, đấu giá xong nếu chưa đủ trả sô Tiền nha em vay ngân hàng, thì có nghĩa là nhà em vẫn nợ lại ngân hàng số Tiền mà thiếu khi đấu giá phai không ạ.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
2.Giải quyết vấn đề:
Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Gia đình bạn vay có thế chấp tài sản theo thảo thuận giữa các bên thì đến hạn bạn phải có nghĩa vụ trả nợ nhưng nay gia đình bạn mất khả năng chi trả khoản nợ. Như vậy, gia đình bạn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp như sau:
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 58, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP:
“Điều 58. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm.
1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.
…..”
Đầu tiên, Ngân hàng phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc Ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm khi gia đình bạn vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và đưa ra phương thức xử lý. Sau đó, Yêu cầu bên đang giữ tài sản thế chấp có trách nhiệm bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý theo sự thỏa thuận hoặc theo pháp luật
Ngân hàng xử lý theo phương thức mà giữa gia đình bạn với ngân hàng đã thỏa thuận, nếu không thỏa thuận gì về phương thức xử lý thì tài sản thế chấp đó sẽ được đem bán đấu giá theo thủ tục về bán đấu giá.
Tiền bán tài sản thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho Ngân hàng sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản thế chấp. Bạn phải có nghĩa vụ trả khoản vay theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có. Sau khi chi trả hết các khoản tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho gia đình bạn. Nếu tiền bán không đủ để chi trả hết khoản nợ thì gia đình bạn phải trả tiếp phần còn thiếu.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!