Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản. Thủ tục mở phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Hiện tại tôi đang công tác tại một công ty có có 3 người hùng vốn trong đó 1 người Việt Nam và 2 người nước ngoài (Giám đốc người nắm cổ phần lớn nhất là người nước ngoài). Hiện tại tôi nhận được thông báo công ty sẽ phá sản vào ngày 31/12/2017 là sẽ làm việc đến ngày 15/01/2018 "chỉ là thông báo miệng từ Giám đôc" chưa có công văn gì về việc phá sản từ cơ quan chức năng ở Việt Nam. Và công ty sẽ trả lương đến ngày 15/01/2018, và được báo là thủ tục phá sản sẽ được làm nhưng mấy vài tháng. Cho tôi hỏi việc giải quyết như thế của công ty có đúng luật không. Trong trường hợp công ty không có công văn phá sản chỉ thông báo miệng như thế thì tôi có được nhận lương, bảo hiểm, quyền lợi gì trong thời gian nhận được công văn phá sản. HĐLĐ của tôi là HĐLĐ có thời hạng 1 năm. Có thể yêu cầu công ty làm bản cam kết sẽ phá sản hay không, vì có 1 số thông tin công ty chỉ tạm ngưng và sẽ mở lại, như vậy có vi phạm luật Việt Nam không, và tôi có thể kiếu nại vấn đề đó ở cơ quan nào ở Việt Nam. Chân Thành Cảm Ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật lao động – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo quy định của Luật phá sản năm 2014 thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán ( doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời gian 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán ) khi đó tòa án hay một cơ quan có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.
Căn cứ nhận định để xác định điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là doanh nghiệp của bạn phải mất khả năng thanh toán tức công ty của bạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Bạn cần kiểm tra lại thực tế của công ty mình xem có những khoản nợ đã đến hạn thanh toán được 3 tháng mà không thực hiện được việc thanh toán hay không? Những khoản nợ này có thể là nợ nghĩa vụ với các đối tác có hợp đồng kinh tế, với người lao động không trả được lương, hoặc nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Căn cứ Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014 về thứ tự phân chia tài sản như sau:
” 1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”
Do đó, việc thanh toán quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thuộc thứ tự ưu tiên thứ hai.
Như vậy, theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản thì người lao động được thanh toán các khoản tiền như tiền lương và phụ cấp lương, trợ cấp thôi việc và các khoản tài chính khác nếu có cho đến ngày người lao động nghỉ việc.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!