Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để hưởng lương hưu. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để hưởng chế độ hưu trí.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là cán bộ xã đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 12 năm, nay đã đến 60 tuổi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm một lần. Vậy tôi xin hỏi luật sư, tôi có được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ thời gian về hưu không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động
2. Giải quyết vấn đề
Để xem xét bạn có đủ điều kiện và phương thức để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ thời gian hưởng lương hưu hay không còn phụ thuộc vào quá trình đóng cũng như quá trình hưởng bảo hiểm xã hội của bạn là như thế nào? Do bạn chưa cung cấp thông tin rõ ràng về vấn đề này, vì vậy, chúng tôi sẽ chia thành các trường hợp sau đây để giải quyết:
Trường hợp thứ nhất: Bạn đã hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động quy định như sau:
” Điều 1.
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần…”.
Đối với toàn bộ quá trình bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu có nhu cầu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì sau một năm nghỉ việc bạn sẽ được giải quyết chế bộ bảo hiểm xã hội một lần cho toàn bộ khoảng thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm.
Như vậy, nếu bạn đã hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho toàn bộ khoảng thời gia tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu sẽ căn cứ theo Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
” 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”.
Và căn cứ theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“ Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu…”.
Do đó, bạn đã đủ điều kiện về độ tuổi và là đối tượng được tham gia bảo hiểm tự nguyện thì khi muốn hưởng chế độ lương hưu thì bạn có thể thực hiện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đầu và bạn sẽ được lựa chọn một trong các phương thức đóng nêu trên cho đến khi đủ 20 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Trường hợp thứ 2: Bạn chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng lương hưu như sau:
” Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp…”.
Khi bạn thuộc đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức khi nghỉ việc bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện như:
+ Tham gia đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
+ Độ tuổi: Nam đủ 60 tuổi, nữa đủ 55 tuổi, trừ các trường hợp đặc biệt khác theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Theo quy định tại Điều 8, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH về đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu như sau:
“Điều 8. Phương thức đóng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
2. Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.”
Vì vậy, khi khi bạn không thuộc một trong các trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và nghỉ việc khi chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu do chưa đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội và chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì bạn có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm tự nguyện để đáp ứng điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Bạn có thể lựa chọn mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp theo quy định trên những người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện. Có thể chọn cách đóng hằng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Và theo thông tin bạn đã cung cấp thì năm nay bạn 60 tuổi đã đủ điều kiện về độ tuổi để hưởng lương hưu và có 12 năm tham gia bảo hiểm xã hội (thời gian đóng bảo hiểm xã hội thiếu không quá 10 năm) thì bạn có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để làm thủ tục hưởng lương hưu.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!