Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghi hội thảo quốc tế. Hội thảo có người nước ngoài tham dự mà không xin phép xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi được hỏi, trong trường hợp phát hiện một Công ty trong nước tổ chức hội thảo tư vấn về thuốc bổ (có bác sỹ là người nước ngoài) mà chưa thông báo với chính quyền địa phương, quá thời gian cho phép tổ chức của các cấp thi xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? căn cứ vào đâu. Xin cảm ơn luật DƯƠNG GIA Lưu ý: Họ đã đầy đủ các giấy tờ; nội dung vi phạm là:
1. Không thông báo với chính quyền địa phương.
2. Tổ chức ngày không đúng với công văn cho phép?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ vào Điều 3 của Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg quy định thẩm quyền cho phép tổ chức hôi nghị, hội thảo quốc tế thì những trường hợp này bạn phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền như thủ tướng, thủ trường cơ quan trung ương, địa phương tùy theo tính chất của hội thảo quốc tế như sau:
” Điều 3. Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế sau:
a) Hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao, thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế.
b) Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
2. Thủ trưởng cơ quan Trung ương, địa phương quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị trực thuộc, các tổ chức nước ngoài được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan, địa phương theo quy định hiện hành.
3. Các cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.”
Trong trường hợp của nếu công ty này muốn tổ chức hội thảo thì phải xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở liên quan tùy theo tính chấp của sự kiện, hội nghị đó sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể trong các quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Ngoài ra đối với các hội thảo được tổ chức trên quy mô nhiều tỉnh, cần phải xin phép tại một tỉnh, sau đó trình giấy phép đã xin ở tỉnh đó tại địa phương tổ chức hội thảo.
Theo quy định tại khoản 34 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP thì khi tổ chức hội thảo không xin phép thì sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật cho Bộ Tư pháp theo quy định của Điều 16 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không gửi lấy ý kiến Bộ Tư pháp đối với đề cương, chương trình hợp tác pháp luật;
+ Không gửi phần nội dung hợp tác pháp luật trong Kế hoạch thực hiện chương trình, hợp tác hàng năm cho Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi;
+ Không gửi Bộ Tư pháp quyết định phê duyệt kèm theo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Không thực hiện việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không lấy ý kiến Bộ Tư pháp trước khi phê duyệt sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP;
+ Không gửi hồ sơ văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật cho Bộ Tư pháp để thẩm định, cho ý kiến theo quy định của Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP;
+ Không gửi lấy ý kiến Bộ Tư pháp trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc không gửi báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật khi không có quyết định phê duyệt hoặc có quyết định phê duyệt nhưng chưa có hiệu lực pháp luật;
+ Thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật khi đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm đình chỉ, đình chỉ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về hợp tác pháp luật theo Điều 18 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP;
+ Không phê duyệt hoặc phê duyệt không đúng trình tự thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP đối với các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật.
Như vậy, nếu không xin phép khi tổ chức hội thảo như vậy thì bên bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật doanh nghiệp của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng, tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!