Thế nào bị coi là trốn nghĩa vụ quân sự? Các trường hợp trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Hàng năm, Quân đội có các đợt tuyển quân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, không phải công dân nào cũng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó, không ít người đã cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định những tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vậy những hành vi nào bị coi là trốn nghĩa vụ quân sự?
Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Thứ nhất, với hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tháng tư hàng năm, theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công dân nam đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do vậy, nếu đến thời điểm đó mà bạn chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự sẽ bị coi là không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, pháp luật quy định một số đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hoặc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính.
Bạn đang cần tư vấn về hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự? Bạn cần tư vấn các quy định của pháp luật nghĩa vụ quân sự Việt Nam? Liên hệ ngay với Hotline của Luật sư 1900.6998 để được tư vấn ngay lập tức – chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!
Thứ hai, hành vi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Trong trường hợp bạn có giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, có giấy gọi nhập ngũ, giấy gọi tập trung huấn luyện, diễn tập sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu nhưng bạn không có mặt đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo mà không có lý do chính đáng. Hành vi này sẽ được xác định là trốn nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu bạn có lý chính đáng và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ không bị coi là có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự. Bạn có thể tham khảo các lý do sau:
+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
+ Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
+ Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
+ Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
+ Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở.
Xét cho cùng, pháp luật đã quy định là “nghĩa vụ” có nghĩa là bắt buộc mà không phải là “quyền” để nhứng đối tượng có thể lựa chọn đi hay không đi nghĩa vụ quân sự. Và đi gọi là vi phạm nghĩa vụ thì trách nhiệm xử phạt sẽ đặt ra chỉ có điều ở mỗi mức độ, pháp luật sẽ có quy định hình phạt thỏa đáng.
Bạn đang cần tư vấn về hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự? Bạn cần tư vấn các quy định của pháp luật nghĩa vụ quân sự Việt Nam? Liên hệ ngay với Hotline của Luật sư 1900.6998 để được tư vấn ngay lập tức – chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về nghĩa vụ quân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự mới 2020 trực tuyến miễn phí
- Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự qua email, trả lời bằng văn bản
- Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!