Thời gian đi tập huấn dân quân tự vệ có được tính để nghỉ bù không? Các quy định của pháp luật về điều kiện để nghỉ việc riêng, nghỉ không lương.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Hiện tôi đang làm nhân viên trong 1 Công ty, vừa qua Ban chỉ huy quân sự trên địa bàn Công ty tôi có trụ sở có phát lệnh gọi 2 người đi huấn luyện dự bị động viên 15 ngày. Chúng tôi đã chấp hành lệnh gọi và thực hiện đủ 15 ngày huấn luyện (trong đó có 04 thứ bảy, chủ nhật) được Ban chỉ huy quân sự quận đánh giá cao. Sắp tới tôi có việc riêng và muốn được nghỉ bù để giải quyết. Tôi muốn hỏi Luật sư là thời gian tôi thực hiện huấn luyện theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự có được tính để được Công ty bố trí cho nghỉ bù không? Mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư. Tôi xin cám ơn.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật nghĩa vụ quân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý.
2. Giải quyết vấn đề.
Vì trong trường hợp của bạn là bạn phải tham gia huấn luyện theo lệnh gọi huấn luyện quân nhân dự bị, là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nên theo quy định pháp luật theo Điều 32 khoản 1 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
“Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.”
Theo đó, pháp luật cho phép người lao động khi đi làm nghĩa vụ quân sự có thể yêu cầu người sử dụng lao động cho tạm hoãn hợp đồng lao động. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động là cho người lao động tạm hoãn hợp đồng. Việc tạm hoãn này chỉ phát sinh quyền cho người lao động là được tạm hoãn không phải tham gia lao động nhưng không chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian đó. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của người lao động phải nhận lại người lao động trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 Bộ luật lao động năm 2012.
“Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”
Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật lao động năm 2012 mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
“Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”
Ngoài ra, theo điểm a, khoản 3, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP thì sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ
Do đó, bạn làm nhân viên trong 1 công ty, vừa qua Ban chỉ huy quân sự trên địa bàn Công ty bạn có trụ sở có phát lệnh gọi 2 người đi huấn luyện dự bị động viên 15 ngày. Trong trường hợp này công ty bạn không tổ chức làm thêm vào ngày chủ nhật đợt làm thêm nhiều ngày liên tục trong tháng nên pháp luật hiện hành không quy định nghỉ bù trong trường hợp này.
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
” Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 116 người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Do bạn không nêu rõ là bạn nghỉ việc riêng có thuộc các trường hợp quy định trên hay không? Nếu thuộc các trường hợp trên thì bạn vẫn được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương. Còn nếu không thuộc các trường hợp trên thì bên cạnh việc quy định thời gian nghỉ việc riêng theo chế độ, pháp luật cũng tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên đáp ứng nhu cầu của người lao động cần giải quyết công việc riêng của bản thân và gia đình, bằng việc cho phép người lao động được thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm. Thời gian nghỉ việc riêng này sẽ không được hưởng lương, nhưng được tính là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm, nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng theo Khoản 4, Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP.
Như vậy, sắp tới bạn có việc riêng và muốn được nghỉ bù để giải quyết, nếu có nhu cầu bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về nghĩa vụ quân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự mới 2020 trực tuyến miễn phí
- Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự qua email, trả lời bằng văn bản
- Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!