Thời gian hưởng trợ cấp thôi việc khi công ty cổ phần hóa. Trợ cấp thôi việc theo quy định pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi: Công ty mình là công ty Cp với 30% vốn nhà nước Công ty hiện có nhân viên làm việc từ trước khi CP hóa 04/2002 đến nay là 37 năm thì khi nghỉ việc sẽ hưởng trợ cấp thôi việc từ năm bắt đầu làm việc cho đến hết 31/12/2008 đúng không bạn? và C ông ty phải chi hoàn toàn số tiền thôi việc cho nhân viên đó đúng không bạn? Xin tư vấn giúp mình với Cám ơn Bạn Trân trọng
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH
2.Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Điều 8 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH
“Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
………
3. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần trước khi phục viên, trợ cấp xuất ngũ đối với người lao động có thời gian làm việc ở đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP .
Thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 bao gồm: thời gian người lao động làm việc thực tế tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thời gian làm việc tại doanh nghiệp nhà nước khác.”
Như bạn trình bày, Công ty bạn là công ty cổ phần với 30% vốn nhà nước Công ty hiện có nhân viên làm việc từ trước khi cổ phần hóa 04/2002 đến nay là 37 năm. Bạn có thời gian từ năm 1981; từ năm 1981(trước ngày 1/1/1995) đến năm 2002 bạn làm việc tại Công ty (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước), từ năm 2012 đến nay bạn làm vệc tại công ty có vốn góp của nhà nước nên khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì thời gian công tác tại công ty nhà nước của người lao động mà chưa được giải quyết trợ cấp một lần thì được tính là thời gian làm việc trong khu vực nhà nước để tính trợ cấp thôi việc, còn thời gian bạn công tác tại công ty có vốn góp của nhà nước sẽ do công ty chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc.
Khi người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt thì người sử dụng lao động trợ cấp một nửa tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc được. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!