Thông tư 35/2016/TT-BCT quy định việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2016/TT-BCT | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC XÁC ĐỊNH NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI DI CHUYỂN TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP THUỘC PHẠM VI MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ TRONG BIỂU CAM KẾT CỤ THỂ VỀ DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là Biểu cam kết dịch vụ với WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Thông tư này áp dụng đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (bao gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật), người sử dụng lao động nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Hiện diện thương mại
Hiện diện thương mại quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) bao gồm các hình thức:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
c) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều 3. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP bao gồm:
a) Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
c) Người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Căn cứ xác định người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP bao gồm:
a) Doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại Phụ lục II Thông tư này;
c) Người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 4. Xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO
1. Giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP bao gồm:
a) Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam có nêu vị trí công việc, chức danh công việc và thời gian làm việc;
b) Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là chuyên gia thực hiện theo quy định tại khoản 2. Điều 6 của Thông tư số 40/2016/TT- BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH);
c) Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2016/TT- BLĐTBXH;
d) Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH;
đ) Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động trong phạm vi mười một ngành dịch vụ quy định tại các Phụ lục của Thông tư này là một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Giấy phép thành lập Chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2. Việc xác nhận người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ với WTO không thuộc diện cấp giấy phép lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và Thông tư số 40/2016/TT- BLĐTBXH.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2017.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 41/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch) để được kịp thời hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ TRONG BIỂU CAM KẾT CỤ THỂ VỀ DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM VỚI WTO ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀ NHÀ QUẢN LÝ, GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH, CHUYÊN GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Công thương)
I. CHÚ GIẢI
Tại Phụ lục này, các ký hiệu (*) và (**) được sử dụng để nhấn mạnh rằng phân ngành dịch vụ mang ký hiệu (*) hay (**) là cấu phần của một ngành dịch vụ nào đó.
1. Dịch vụ mang ký hiệu (*) được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn nhung chưa xác định được mã CPC cụ thể. Ví dụ: dịch vụ tổ chức hội nghị (convention services) có mã phân loại là 87909* được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ nào đó được phân loại trong Bảng phân loại sản phẩm trung tâm và ngành này có phạm vi hoặc nội hàm rộng hom dịch vụ tổ chức hội nghị.
2. Dịch vụ mang ký hiệu (**) được coi là cấu phần của một ngành dịch vụ có phạm vi hoặc nội hàm rộng hơn nhưng có mã CPC rõ ràng. Mã này không mang ký hiệu (**). Ví dụ, dịch vụ thư thoại có mã là CPC 7523** tức là dịch vụ thư thoại là cấu phần của dịch vụ truyền tải dữ liệu và tin nhắn (có mã CPC 7523).
II. DANH MỤC MƯỜI MỘT NGÀNH DỊCH VỤ
1. CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH
A. Dịch vụ chuyên môn
a) Dịch vụ pháp lý (CPC 861 không bao gồm: tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam; Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam).
b) Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán (CPC 862).
c) Dịch vụ thuế (CPC 863).
d) Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671).
đ) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672).
e) Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673).
g) Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (CPC 8674).
B. Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (CPC 841 – 845, CPC 849)
C. Dịch vụ nghiên cứu và phát triển
Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên (CPC 851).
D. Dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển
Dịch vụ cho thuê máy bay (CPC 83104).
Đ. Các dịch vụ kinh doanh khác
a) Dịch vụ quảng cáo (CPC 871, trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá).
b) Dịch vụ nghiên cứu thị trường (CPC 864, trừ 86402).
c) Dịch vụ tư vấn quản lý (CPC 865).
d) Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý (CPC 866, trừ CPC 86602 và Dịch vụ trọng tài và hòa giải đối với tranh chấp thương mại giữa các thương nhân (CPC 86602**)).
đ) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (CPC 8676 ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải).
e) Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC 881).
g) Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ (CPC 883) không bao gồm các hoạt động sau: cung ứng vật tư, thiết bị và hóa phẩm, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sinh hoạt, đời sống và dịch vụ bay.
h) Dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 884 và 885).
i) Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật (chỉ đối với CPC 86751, 86752 và 86753).
k) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) (CPC 633).
Để tải toàn văn quy định của Thông tư 35/2016/TT-BCT quý khách hàng vui lòng click vào nút “Download Now” phía dưới:
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số dịch vụ luật sư nổi bật của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua email, bằng văn bản qua bưu điện
- Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!