Thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Khi ban bất động sản có cần sự đồng ý của tất cả những người trong gia đình không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Trường hợp tôi muốn hỏi là của anh tôi. Năm 2008 anh tôi cưới vợ đầu, đến năm 2014 thì ly hôn, đầu năm nay anh tôi cưới vợ mới, khi mẹ tôi ra công an xã nhập hộ khẩu cho người vợ mới này thì được trả lời là không nhập được vì vợ cũ còn trong hộ khẩu, người vợ cũ phải tách khẩu thì mới nhập hộ khẩu vợ mới được. Sổ hộ khẩu nhà tôi là sổ hộ do mẹ tôi đứng tên, năm 2009 ba mẹ tôi bán một phần đất để lo tiền học tiếp cho anh tôi, sổ hộ khẩu lúc đó đã có tên người vợ đầu rồi. Đến nay người vợ đầu vẫn còn trong sổ hộ khẩu và chưa có nơi thường trú mới nên chưa thể tách ra. Tôi có 2 vấn đề muốn hỏi: 1 là làm sao mới có thể nhập hộ khẩu cho vợ mới của anh tôi được? 2 là do tôi thấy khi bán đất, người ta sẽ xem xét sổ hộ khẩu năm đất được cấp giấy có tên những ai và những người đó phải ký giấy tờ thì mới bán đất được, vậy vào năm 2009 ba mẹ tôi bán 1 phần đất, giấy tờ đất được cấp lại vào năm đó và người vợ cũ lúc đó có tên trong sổ hộ khẩu nhà tôi rồi thì bây giờ nhà tôi muốn bán đất có cần tới chữ ký của người vợ cũ đó không? Nếu cần mà người đó không ký thì phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Thông tư 35/2014/TT-BCA
2. Giải quyết vấn đề
Trường hợp 1: Nhập khẩu cho vợ mới
Theo quy định tại điều 27 Luật cư trú năm 2006 về tách sổ hộ khẩu bao gồm:
– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
– Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật cư trú năm 2006 mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
– Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó,pháp luật quy đinh chuyển tách hộ khẩu là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, không ai có quyền tự chấm dứt hộ khẩu khi chưa nhận được sự đồng ý của cá nhân đó.
Về vấn đề nhập khẩu cho vợ bạn, hiện nay pháp luật không quy định nhập khẩu cho vợ mới của anh trai bạn thì phải cắt khẩu của vợ cũ của anh trai bạn thì vẫn có thể nhập khẩu vào hộ khẩu chung gia đình bạn và không bắt buộc phải tách khẩu vợ cũ thì mới được nhập khẩu cho vợ mới.
Về thủ tục đăng ký thường trú:
Mẹ bạn sẽ hộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Công an phường. Hồ sơ bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu.
– Giấy chuyển hộ khẩu.
– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và có các tài liệu chứng minh rằng mình thuộc trường hợp vợ về ở với chồng, con về ở với cha, mẹ.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Do đó, nếu công an phường không giải quyết cho anh trai bạn thì có thể khiếu nại lên trưởng công an phường để được xem xét giải quyết theo quy định.
Trường hợp 2, Bán đất có cần sự đồng ý của người vợ cũ
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ như sổ đỏ đứng tên hộ gia đình hay cá nhân? thời điểm cấp sổ đỏ là năm nào? Năm sinh của các con. Vì vậy, chúng tôi tư vấn cho bạn mang tính chất giả định như sau:
Trường hợp mảnh đất này là tài sản riêng của bố mẹ bạn thể hiện trong việc cấp sổ đỏ chỉ đứng tên bố hoặc mẹ bạn. Nên theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu của bất động sản có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không cần có ý kiến hay chữ ký của con cái khi mua bán đất.
Trường hợp mảnh đất là tài sản chung của cả gia đình thể hiện bằng việc sổ đứng tên hộ gia đình
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005 tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, trường hợp này thì việc chuyển nhượng sẽ phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình cụ thể là những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm được cấp sổ đỏ. Nếu sỏ đỏ nhà bạn được cấp tại năm đó mang tên hộ gia đình thì nhà bạn muốn bán đất phải được sự đồng ý và cần tới chữ ký của người vợ cũ đó. Nếu cần mà người đó không ký thì phải chia phần tài sản hay công sức đóng góp của người vợ cũ đó rồi mới được phép bán theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!