Thủ tục sang tên đăng kí xe máy qua nhiều đời chủ. Mua bán xe bằng giấy tờ viết tay có giá trị pháp lý không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư! Tôi mua 1 chiếc xe máy cũ của một người chủ thứ 2 được 1 ngày, người chủ thứ 2 mua của người chủ thứ nhất đã 2 tháng rưỡi và ko sang tên đăng kí. Vậy giờ tôi làm thủ tục sang tên đăng kí xe cho tôi thì tôi có phải nộp phạt quá thời gian quy định của người chủ thứ 2 không? Tôi xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Hiện nay, tình trạng mua bán xe máy cũ khá phổ biến, nhưng xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, nên không phải ai cũng nắm được các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình để tránh gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn mua 1 chiếc xe máy cũ của một người chủ thứ 2 được 1 ngày, người chủ thứ 2 mua của người chủ thứ nhất đã 2 tháng rưỡi và không sang tên đăng kí.
Tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về giấy tờ của xe như sau:
“g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Trường hợp chủ xe là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân hoặc cá nhân nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.”
Theo quy định trên, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp này là giấy tờ bán xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã. Do đó, người chủ thứ 2 mua xe nhưng chỉ làm giấy tờ viết tay mà không có công chứng, chứng thực, như vậy hợp đồng giao dịch dân sự này sẽ bị coi là vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Và khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nghĩa là, bạn sẽ trả lại xe cho người bán và người bán trả lại đầy đủ tiền cho bạn.
Trường hợp này, do hợp đồng của hai bên là bị vô hiệu nên việc bạn chậm sang tên sẽ không bị phạt và người chủ thứ 2 phải làm thủ tục sang tên xe theo quy định của pháp luật sau đó phải làm lại hợp đồng mua bán có công chứng hoặc chứng thực. Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc làm lại hợp đồng thì bạn có quyền yêu cầu người bán trả lại tiền cho bạn, nếu không trả bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người này cư trú để yêu cầu giải quyết.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!