Thủ tục tặng cho chuyển nhượng đất nông nghiệp tại Tỉnh Long An. Điều kiện, thủ tục để tách thửa đất trồng lúa nước.
Tóm tắt câu hỏi:
chào luật sư.! xin tư vấn dùm trường hợp này:Tôi có người dì ruột ở xã Hoà Khánh, H Đức Hoà Tỉnh Long An. Dì tôi có 1 mảnh đất trồng lúa ở xã trên diện tích khoảng hơn 6 ngàn m2. Nay dì tôi cho tôi 1/3 tổng trên tổng diện tích đó. Phần còn lại dì tôi muốn bán cho tôi theo giá thoả thuận,không có ai tranh chấp. Nhưng tôi nghe nói theo luật đất đai mới thì 6 tháng sau tôi mới được đứng tên bằng khoáng đất này. Tôi không biết có đúng như vậy không? Cần nói thêm là hiện tại tôi đang nhờ người làm thủ tục tách phần đất Dì tôi cho ra bằng khoáng riêng và đã có bản vẻ rồi. Giờ tôi có được quyền đứng tên bằng khoáng đất tôi mua của Dì tôi không? Hay là phải đợi 6 tháng sau mới được đứng tên.Mong luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Quyết định 65/2016/QĐ-UBND tỉnh Long An
2. Giải quyết vấn đề
Với thông tin của bạn đưa ra thì dì bạn có 1 mảnh đất trồng lúa ở xã trên diện tích khoảng hơn 6000 m2 nay dì bạn cho bạn 1/3 tổng trên tổng diện tích đó phần còn lại dì tôi muốn bán cho tôi theo giá thoả thuận.
Theo quy định tại khoản 3 điều 188 Luật đất đai năm 2013 về người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính
Ngoài ra, pháp luật còn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 191 Luật Đất đai quy định các trường hợp không được nhận chuyển quyền đất nông nghiệp gồm:
– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Căn cứ vào điều 6 Quyết định 65/2016/QĐ-UBND tỉnh Long An thì diện tích tách thửa đất mới được hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu là 1.000 m2 đối với đất trồng lúa
Theo quy định của Luật đất đai 2013, để dì bạn có thể sang tên mảnh đất sang tên cho bạn nếu không thuộc các trường hợp không được nhận chuyển nhượng thì phải làm thủ tục tách thửa mảnh đất thành 2 mảnh đất theo diện tích muốn chia và đáp ứng các điều kiện tách thửa và làm thủ tục đăng ký biến động đất đai là sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
* Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa đất:
Theo quy định tại điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì dì bạn nộp một bộ hồ sơ lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất khi thực hiện thủ tục tách thửa như sau:
– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
* Thủ tục sang tên sổ đỏ:
Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên, hợp đồng tặng cho,…
Văn bản tặng cho quyền sử dụng đất và hợp đồng mua bán đất phải được công chứng của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có thửa đất.
* Thời gian thực hiện:
Theo quy định tại khoản 40 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 10 ngày.
Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày.
Thực hiện các nghĩa vụ tài chính như lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân và phí và lệ phí cấp sổ đỏ và sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính thì nhận sổ đỏ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng đất trồng lúa của dì bạn thì bạn sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật đất đai - nhà ở của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật đất đai - nhà đất trực tuyến qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn luật đất đai - nhà đất trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật đất đai tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!