Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp nhanh nhất. Điều kiện thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp. Hồ sơ thay đổi tên công ty gồm những gì?
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp nhanh nhất. Điều kiện thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp. Hồ sơ thay đổi tên công ty gồm những gì?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình hoạt động, trong đó, mỗi doanh nghiệp phải có cho mình một tên riêng và là duy nhất, không trùng lặp, gây nhầm lẫn, xuất phát từ ý nghĩa vô cùng quan trọng của tên doanh nghiệp, nó sẽ là thông tin đại diện cho cả doanh nghiệp khi tham gia các giao dịch xung quanh các quan hệ thương mại, dân sự, tố tụng… và là căn cứ tạo dựng uy tín, tạo nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Sau đây là bài phân tích về trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp.
Thứ nhất: Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau.
+ Tên doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
+ Doanh nghiệp đã đăng ký thông tin số điện thoại liên lạc;
+ Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
+ Có đầy đủ thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trên Hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia;
+ Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Chủ thể thực hiện.
Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba: Cơ quan có thẩm quyền.
Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Thứ tư: Cách thức thực hiện.
Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hoặc thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thứ năm: Trình tự thực hiện.
– Trường hợp đổi tên, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nội dung Thông báo gồm:
+ Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
+ Tên dự kiến thay đổi;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
– Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp
Thứ sáu: Hậu quả pháp lý.
Thay đổi tên doanh nghiệp, việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Từ những phân tích ở trên, do đảm bảo tình tự do, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thay đổi tên của mình sao cho phù hợp với nhu cầu, thể hiện xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật doanh nghiệp của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng, tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!