Thủ tục và hồ sơ thành lập chi nhánh công ty như thế nào? Các thủ tục cần làm sau khi đăng ký xong chi nhánh công ty.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn thành lập chi nhánh hạch toán độc lập với công ty thì phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như thế nào ạ? Và các vấn đề liên quan sau khi thành lập chi nhánh
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật doanh nghiệp – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thủ tục và hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về hồ sơ thành lập chi nhánh như sau:
” Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
e) Thông tin đăng ký thuế;
g) Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
h) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công
ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”
Trình tự thông báo về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh công ty ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về nội dung thông báo gồm:
– Thông tin doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
Tên chi nhánh công ty dự định thành lập, địa chỉ trụ sở chi nhánh công ty, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, thông tin người đứng đầu chi nhánh công ty. thông tin đăng ký thuế.
Các vấn đề liên quan đến chi nhánh công ty như:
– Vấn đề đặt tên cho chi nhánh công ty
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, tên chi nhánh công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ cái F, J, Z, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh công ty phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ ” chi nhánh” .
Khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp đăng ký kèm theo tên chi nhành bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của chi nhánh ( nếu có)
Tên chi nhánh công ty phải gắn tại trụ sở chính của chi nhánh, tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành, thông tin liên hệ như số điện thoại, email, fax, website.
– Về việc đặt địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh công ty
Khi tiến hành kê khai thông tin địa chỉ của chi nhánh, công ty phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử ( nếu có). và không được tiến hành đăng ký trụ sở chi nhánh tại chung cư hoặc nhà tập thể theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 và các văn bản có liên quan.
– Về nội dung hoạt động, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh công ty là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
– Về người đứng đầu chi nhánh thì khi tiến hành bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty không được thuộc các trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
– Thông tin đăng ký thuế bao gồm: Địa chỉ nhận thông báo thuế, ngày bắt đầu hoạt động, hình thức hạch toán, năm tài chính, tổng số lao động, đăng ký xuất nhập khẩu, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản kho bạc, thông tin các loại thuế phải nộp và nội dung hoạt động chính của chi nhánh công ty.
Sau khi thực hiện xong các bước đăng ký thành lập chi nhánh công ty thì việc tiếp theo cần phải thực hiện đó là thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp.
Thành phần hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp gồm:
+ Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
+ Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
+ Mục lục hồ sơ
+ Bìa hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì chi nhánh tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi nhận được hồ sơ thông báo về mẫu con dấu thì phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật doanh nghiệp của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tại văn phòng, tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!