Skip to content
1900.6998

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Luật sư tư vấn
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Gửi yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn Luật sư
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm

Tư vấn pháp luật dân sự

Ngày đăng: 03/07/2018 02:58:16  |   Ngày cập nhật: 05/02/2020 07:31:45  |   Tác giả: Luật Dương Gia

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm mất tài sản trên đất đã cho người khác mượn?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật dân sự » Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm mất tài sản trên đất đã cho người khác mượn?
  • 3 Tháng Bảy, 20185 Tháng Hai, 2020
  • bởi Luật Dương Gia
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm mất tài sản trên đất đã cho người khác mượn? Yêu cầu bồi thường thiệt hại.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Tháng 8/2017 tôi có cho bạn mình là Nam mượn trại đầm để chăn nuôi, kèm theo một số vật dụng trang trại (có biên bản kiểm kê tài sản), việc cho mượn chỉ thoả thuận bằng miệng. Sau một thời gian, Nam cho lại người khác là anh Minh làm và có nói cho tôi biết. Đến tháng 3/2018 tôi muốn lấy lại trang trại, Nam uỷ quyền lại cho anh Minh trả tài sản trang trại lại cho tôi. Quá trình kiểm kê do thiếu một số tài sản nên không thống nhất và chưa bàn giao trang trại được, (có sự tham gia và chứng kiến của ông Minh và con ông Minh) tuy nhiên tôi đã nhờ người bảo vệ đến trông coi. Nhưng hôm sau con ông Minh đến đuổi người bảo về của tôi đi với lý do chưa bàn giao tài sản xong nên chưa được tiếp quản trang trại, và người bảo vệ của tôi ra về. Sau đó tôi đến tiếp nhận thì phát hiện tàn bộ khung sắt của trang trại đã bị mất (trị giá hơn 20 triệu), nhưng khung và thanh sắt đã có từ lâu nhưng không nằm trong biên bản kiểm kê tài sản, có rất nhiều người biết việc này. bố con ông Minh không thừa nhận việc lấy trộm hay làm mất những khung sắt này và không chịu trách nhiệm bồi thường cho tôi. vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi đã gửi đơn tới Công an và được hướng dẫn rằng vụ việc là thoả thuận dân sự, việc ông Minh làm mất tài sản thì ông Minh phải chịu trách nhiệm bồi thường do vẫn trong quá trình ông Minh quản lý, thoả thuận chưa kết thúc nên ông Minh phải chịu trách nhiệm và hướng dẫn tôi khởi kiện đến toà án dân sự. Như vậy tôi có nên khởi kiện đến toà án không? Trong trường hợp trên bố con ông Minh có phải chịu trách nhiệm về việc làm mất hay lấy trộm khung sắt thép trên không? trách nhiệm của bố con ông Minh là như thế nào? và việc mất trên có dấu hiệu tội phạm không? và nếu tài sản bị mất thật thì tôi hay ông Minh là người có quyền trình báo Công an?

    Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Căn cứ pháp lý:

    Bộ Luật Dân sự năm 2015

    Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017

    Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

    Nghị định 167/2013/NĐ-CP

    2. Giải quyết vấn đề:

    Theo như thông tin bạn đưa ra, bạn có cho bạn mình mượn trang trại để chăn nuôi, kèm theo một số vật dụng trang trại (có biên bản kiểm kê tài sản), việc cho mượn chỉ thoả thuận bằng miệng. Sau một thời gian, Nam cho lại người khác là anh Minh làm và có nói cho bạn biết. Đến tháng 3/2018 bạn muốn lấy lại trang trại, Nam uỷ quyền lại cho Minh trả tài sản trang trại lại cho tôi. Quá trình kiểm kê do thiếu một số tài sản nên không thống nhất và chưa bàn giao trang trại được (có sự tham gia và chứng kiến của ông Minh và con ông Minh). Bạn đã nhờ người bảo vệ đến trông coi, nhưng hôm sau con ông Minh đến đuổi người bảo về đi với lý do chưa bàn giao tài sản xong nên chưa được tiếp quản trang trại. Sau đó bạn đến tiếp nhận thì phát hiện toàn bộ khung sắt của trang trại đã bị mất (trị giá hơn 20 triệu), nhưng khung và thanh sắt đã có từ lâu nhưng không nằm trong biên bản kiểm kê tài sản.

    Trước tiên căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng mượn tài sản tại Điều 494 Bộ Luật Dân sự năm 2015:

    “Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

    Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

    Hợp đồng mượn tài sản của bạn dựa trên sự thỏa thuận giữa bạn và bạn của mình, sau đó bên bạn của bạn đã cho bên khác mượn và được thông qua với bạn theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 495 Bộ Luật Dân sự năm 2015 “2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.”

    Trong quá trình kiểm kê tài sản, con ông Minh có hành vi đuổi người bảo vệ bên bạn thuê về và không cho trông giữ tài sản, thời gian này được xác định thuộc vào thời gian chưa bàn giao tài sản vẫn đang thỏa thuận chưa đi đến thống nhất, do đó bên ông Minh vẫn cho trách nhiệm trông coi và quản lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 496 Bộ luật dân sự năm 2015:

    “Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

    1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

    2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

    3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

    4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

    5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”

    Như vậy, theo quy định trên ba con ông Minh phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản của bạn.

    Hành vi mất tài sản này có hai trường hợp xảy ra nếu theo thông tin bạn đưa ra:

    – Trường hợp 1: Tài sản bị mất do bố con ông Minh lấy, trị giá tài sản là trên 20 triêu. Căn cứ theo quy định tại Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: 

    34. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1 … Điều 173 như sau: 
    “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; 
    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 
    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 
    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”

    Hành vi của bố con ông Minh lén lút chiếm đoạt tài sản của bạn, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết. Đây là dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản, thiệt hại theo như bạn nói là trên 20 triệu, căn cứ theo quy định trên nếu trên 20 triệu và dưới 50 triệu có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu hành vi đó gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc bố con ông Minh đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

    Nếu hành vi của bố con ông Minh không đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật về Hình sự nêu trên sẽ căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

    “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a. Trộm cắp tài sản;

    b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; 

    c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”

    Như vậy mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp của bố con ông Minh là trong khoảng từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    – Trường hợp 2: Tài sản bị mất do người khác vào lấy mà không phải do bố con ông Minh lấy, đây vẫn là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của bạn, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết, đó là dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chưa xác định được chủ thể. 

    Về quá trình giải quyết 1 vụ án trộm cắp tài sản, căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

    “Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

    1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

    a) Cơ quan điều tra;

    b) Viện kiểm sát;

    c) Tòa án.”

    Trong trường hợp của bạn, quy trình vụ án cơ bản sẽ được giải quyết căn cứ phần thứ hai “Khởi tố, điều tra vụ án hình sự và quyết định việc truy tố” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể: Bạn và bố con ông Minh có thể thỏa thuận dừng việc kiểm kê tài sản lại, báo sự việc mất tài sản lên trực tiếp phía cơ quan công an để điều tra tìm kiếm tội phạm. Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) có trách nhiệm tiếp nhận tin tố giác theo Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm, CQĐT phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Khi xác định được tội phạm, CQĐT khởi tố bị can theo Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

    Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi: 

    - Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

    - Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản

    - Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu

    - Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

    Trân trọng cám ơn! 

    Tags:

    Cơ quan tiến hành tố tụng

    Người tiến hành tố tụng

    Trộm cắp tài sản

    Công ty Luật TNHH Dương Gia - DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6998

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Bắc Ninh:

    Địa chỉ: Số 75 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG BẮC NINH
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá