Skip to content
1900.6998

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Luật sư tư vấn
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật thuế
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật đất đai – nhà ở
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
  • Dịch vụ Luật sư
  • Gửi yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn Luật sư
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm

Tư vấn pháp luật dân sự

Ngày đăng: 04/10/2017 08:59:26  |   Ngày cập nhật: 11/11/2018 11:15:02  |   Tác giả: Luật Dương Gia

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang chủ » Tư vấn pháp luật dân sự » Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  • 4 Tháng Mười, 201711 Tháng Mười Một, 2018
  • bởi Luật Dương Gia
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc bồi thường khi xảy ra thiệt hại. Bồi thường về vật chất, bồi thường về tinh thần cho người bị hại.


    Thiệt hại ngoài hợp đồng là những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa vụ có thoả thuận trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật, do tội phạm như: Bồi thường do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, bồi thường do gây tai nạn, bồi thường danh dự, nhân phẩm,… Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. “Trách nhiệm” ở đây được hiểu là nghĩa vụ bắt buộc của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là thực hiện trách nhiệm dân sự. Vậy thì:

    • Khi nào phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
    • Mức bồi thường được xác định thế nào?
    • Chủ thể phải thực hiện việc bồi thường là đối tượng nào?
    • Các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phổ biến?

    1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Trong các văn bản pháp luật trước đây, Bộ luật dân sự 2005 và giờ là Bộ luật dân sự 2015 đều không nói rõ định nghĩa thế nào là “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Tiếp cận dưới góc độ pháp lý mà nói, ta thấy rằng, mỗi người đều phải tôn trọng quyền cá nhân, nhân thân của chủ thể khác, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm pháp luật gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu hậu quả do hành vi của mình gây ra, bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác và được hiểu là bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.

    2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    * Có thiệt hại xảy ra:

    Thiệt hại là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.

    + Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm: chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, khả năng lao động bị suy giảm.

    + Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.

    + Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại “bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân”.

    Những quy định này chưa tính định lượng cụ thể một mức nhất định trong việc bồi thường thiệt hại. Vì vậy, Toà án chính là cơ quan phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu và bồi thường cho ai?

    * Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:

    Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức được ghi nhận ngay từ Hiến pháp Việt Nam 2013. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, và không được “xâm phạm” đến các quyền đó dưới bất kỳ hình thức nào. Bở vậy, dù bằng hình thức nào mà có hành vi gây thiệt hại đến các quyền năng trên của con người đều bị coi là hành vi trái quy định của pháp luật: Nhẹ thì là vi phạm hành chính, chính sách của Đảng, nặng hơn thì là trách nhiệm dân sự, và có thể cả là truy tố trách nhiệm hình sự nếu hành vi nghiêm trọng.

    * Có lỗi của người gây thiệt hại:

    Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.

    Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.

    * Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:

    Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, thực tế thì việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn.

    Một người bị tai nạn giao thông do xe máy tông vào phần chân (gãy chân), nhưng trên đường đi cấp cứu người này lên cơn hen (bệnh tiền sử) và qua đời. Vậy thì ở đây hành vi đâm xe không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của người bị hại. Do vậy, trách nhiệm bồi thường cũng phải được xem xét lại mặc dù họ có lỗi, có hành vi trái pháp luật.

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi nào? Xác định trách nhiệm bồi thường như thế nào là chính xác nhất theo quy định của pháp luật? Hãy liên hệ với Hotline của Luật sư: 1900.6998 để nhận được tư vấn chính xác – hiệu quả – tối ưu nhất!

    3. Chủ thể phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề….

    Riêng đối với việc xác định chủ thể trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra:

    • Tài sản đó xác định rõ chủ sở hữu và chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, thì chủ sở hữu phải bồi thường.
    • Nếu tài sản được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác quyền chiếm hữu, sử dụng (thông qua hợp đồng thuê tài sản, thuê khoán…) theo ý chí của chủ sở hữu cần xác định: Nếu có lỗi của người chiếm hữu, sử dụng, thì người chiếm hữu sử dụng có trách nhiệm bồi thường; nếu người chiếm hữu, sử dụng không có lỗi mà thiệt hại do chính tài sản gây ra (mà người sử dụng không thể biết và luật cũng không buộc phải biết) như xe ô tô bị mất phanh, đổ cây… thì chủ sở hữu phải bồi thường.

    Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao trách nhiệm quản lý, thì những người này có trách nhiệm bồi thường.

    4. Về mức bồi thường

    Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.

    Chuyên viên tư vấn: Luật Dương Gia
    Gọi luật sư ngay
    Đặt câu hỏi tại đây
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi: 

    - Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

    - Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản

    - Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu

    - Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!

    Trân trọng cám ơn! 

    Tags:

    Bồi thường

    Bồi thường ngoài hợp đồng

    Trách nhiệm bồi thường

    Công ty Luật TNHH Dương Gia - DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6998

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Bắc Ninh:

    Địa chỉ: Số 75 Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6998

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG
        HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG
        ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG
        TP.HCM
    • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Đặt câu hỏi
    • Chỉ đường
      • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • VĂN PHÒNG TP.HCM
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG BẮC NINH
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6998
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá