Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sa thài người lao động. Quá hạn làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp thì có được hưởng thất nghiệp nữa không?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sa thài người lao động. Quá hạn làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp thì có được hưởng thất nghiệp nữa không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư:
Tôi có 2 vấn đề vướng mắc xin được tư vấn:
Vào ngày 02/5/2014 tôi bắt đầu vào thử việc tại một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Thời gian thử việc 1 tháng. Đến ngày 02/6/2014 tôi nhận được quyết định từ công ty, quyết định chính thức ký hợp đồng lao động với tôi. Công ty chỉ ra quyết định thử việc và quyết định chính thức ký HĐLĐ. Không có HĐLĐ hay bất cứ một văn bản thỏa thuận nào khác.
Đến ngày 02/5/2015. Do tôi bận việc gia đình nên làm đơn xin nghỉ việc gửi đến công ty. Đến ngày 16/5/2015 tôi đã tự nghỉ việc khi chưa có quyết định. Sau đó tôi nhận được quyết định kỷ luật sa thải từ công ty, với lý do: Tự ý nghỉ việc khi chưa có sự đồng ý của Ban Giám Đốc.
Đến nay (T10/2016) tôi vẫn chưa nhận được 1,5 tháng lương công ty còn nợ tôi và sổ BHXH vẫn chưa được kết sổ. Tiền BHXH tôi đã đóng đủ 12 tháng. Tôi đã nhiều lần liên hệ nhưng vẫn chưa nhận được sự giải quyết từ phía công ty.
Như vậy, cho tôi được hỏi:
1/ Tôi có nhận được khoản tiền lương này không.
2/ Tôi có được kết sổ BHXH và có được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp từ BHXH không, khi đã quá hạn đăng ký.
Xin Quý luật sư vui lòng giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cho tôi trong trường hợp trên thì tôi phải làm gì.
Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư.
Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Hình thức hợp đồng lao động được quy định tại Điều 16 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Theo đó, việc bạn làm việc cho công ty 1 năm mà không được ký hợp đồng lao động bằng văn bản thì công ty đang vi phạm về hình thức ký kết hợp đồng cho bạn.
Theo khoản 4, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”
Việc bạn đã bị công ty sa thải thì công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán tiền lương và trả lại sổ bảo hiểm xã hội đã hoàn thành thủ tục xác nhận cho bạn trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định sa thải bạn cùng với các khoản có liên quan đến nghĩa vụ của bạn, nếu kéo dài thì không được quá 30 ngày căn cứ Khoản 2 và 3 Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Theo khoản 10, Điều 11 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; “
Việc đã quá thời hạn 03 tháng để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, bạn sẽ không đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nữa mà thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu cho lần hưởng kế tiếp nếu bạn đủ điều kiện.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật lao động của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Tư vấn luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!