Tranh chấp hợp đồng mua gạo giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty nước ngoài. Quy định về thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Ông A – Giám đốc Doanh nghiệp nhà nước (lĩnh vực nông sản), ký hợp đồng mua gạo với Công ty tư nhân B để giao cho đối tác nước ngoài. Ông A cho chuyển trước toàn bộ tiền cho bến B trước khi giao hàng. Đến nay, Công ty B chỉ giao số lượng gạo tương đương 10 tỉ và cứ hẹn sẽ giao (có văn bản cam kết) nhưng không thực hiện. Công ty chủ quản yêu cầu ông A phải giải quyết xong công việc.
1/ ông A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì là tội gì? có bị kê biên tài sản của cá nhân và người thân trong gia đình không?
2/Chủ DN B có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
+ Điều 165 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 về tội Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Điều 89 Luật Doanh nghiệp 2014 về tổ chức quản lý của daonh nghiệp Nhà nước.
2. Giải quyết vấn đề:
Cần thấy rằng, với những thông tin bạn đưa ra thì chưa đủ căn cứ pháp lý để xác định ông A và chủ doanh nghiệp B (sau đây xin gọi tắt là ông B) có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi hợp đồng được ký kết, bên bán (công ty B) không giao đủ số hàng như nội dung hợp đồng nhưng có làm văn bản cam kết giao đủ hàng nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên. Trước tiên, về bản chất thì hợp đông mua gạo giữa các bên trong trường hợp này là một hợp đồng dân sự, do đó quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Hành vi của ông A và ông B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi được cơ quan điều tra xác định có các dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, với hành vi của ông A – Giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước.
Trước tiên, cần hiểu rằng, doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức, quản lý dưới hình thức là một công ty Trách nhiệm hữu hạn một thanh viên. Giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước là người được Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành các hoạt đồng hàng ngày của công ty.
Trong trường hợp này, thiệt hại cho phía doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ việc ông A ký hợp đồng mua gạo với công ty B. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành và nội dung tình huống thì hành vi của ông A có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm về những tội sau:
+ Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại điều 165 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009. Hành vi của ông A sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình với tội danh trên nếu thỏa mãn đồng thời các dấu hiệu sau:
* Lợi dùng chức vụ mình nắm giữ, ông A đã cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quả lý kinh tế khi ký kết hợp đồng mua gạo với công ty B. Hành vi cố ý làm trái có thể được biểu hiện dưới một trong hai hình thức sau:
Thứ nhất, không làm những quy định của Nhà nước đề ra trong quản lý kinh tế và theo quy định của Nhà nước là phải thực hiện những quy định đó của Nhà nước.
Thứ hai, có làm nhưng không đầy đủ hoặc có làm nhưng làm khác với quy định của Nhà nước đề ra.
Đồng thời, hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi là hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn là tiền đề, là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
* Hành vi của A đã gây ra thiệt hại thực tế cho doanh nghiệp từ một trăm triệu đồng trở lên hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này trước đó mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cần thấy rằng, theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm về tội tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, A còn co thể thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
Thứ hai, hành vi của ông B – Giám đốc doanh nghiệp tư nhân B.
Theo thông tin đưa ra thì không có căn cứ để xử lý hình sự đối với B trong trường hợp này. Cụ thể, theo nội dung hợp đồng đã ký, công ty B có nghĩa vụ giao gạo đúng chất lượng và số lượng cho công ty A. Hiện tại theo tình huống là doanh nghiệp tư nhân hẹn sẽ giao có văn bản cam kết nên không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì công ty B là doanh nghiệp tư nhân nên nghĩa vụ của công ty sẽ được thực hiện trên cơ sở toàn bộ tài sản của công ty cũng như tài sản của chủ sở hữu là ông B. Do phải chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hợp đồng bằng toàn bộ tài sản của mình.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật thương mại của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật kinh doanh - thương mại qua email, bằng vản bản
- Tư vấn luật thương mại, tranh chấp thương mại trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!