Trình tự, thủ tục lập di chúc. Thủ tục khai nhận thừa kế theo pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Văn phòng luật. Tôi muốn hỏi về việc viết di chúc. Bố tôi và mẹ tôi lấy nhau từ thời ngày xưa cho nên không có giấy đăng ký kết hôn. Hiện nay Bố tôi đã mất, toàn bộ tài sản nhà cửa, ruộng đất đều đứng tên bố tôi, do xã cũng không có việc đổi tên sở hữu sang cho mẹ tôi. Hộ khẩu thì theo thay đổi mới của xã thì mẹ tôi pải làm lại sổ mới và chỉ có 1 mình mẹ tôi ở sổ hộ khẩu mới không có tên bố tôi do bố tôi đã mất. Giờ mẹ tôi muốn viết di chúc cho các con thì giờ chúng tôi pải làm như thế nào và cần những thủ tục gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
2.Giải quyết vấn đề:
Phân chia di sản thừa kế là việc phân chia tài sản của người chết để lại di sản cho người sống thuộc hàng thừa kế tại thời điểm mở thừa kế. Bố và mẹ bạn không có đăng kí kết hôn, nhưng bố và mẹ bạn đã chung sống với nhau từ lâu nếu trước năm 1987 thì hôn nhân của bố và mẹ bạn được gọi là hôn nhân thực tế. Hiện nay, bố bạn mất có để lại di sản thừa kế, gia đình bạn muốn thủ tục khai nhận thừa kế cần tham khảo quy định sau:
Căn cứ Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
….
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, bố bạn mất không để lại di chúc thì sẽ chia di sản thừa kế theo pháp luật, hiện tại hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng di sản của bố bạn là bố mẹ đẻ, vợ và con. Những người ở cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng: Gia đình bạn có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sở hữu nhà đất tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản hoặc mở cuộc họp mặt gia đình phân chia di sản thừa kế và thành lập văn bản có chứng thực tại nơi bất động sản. Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên thụ lý hồ sơ bao gồm:
-CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu,sơ yếu lý lịch của những người thuộc hàng thừa kế.
-Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền
-Giấy chứng tử của người để lại tài sản và những người thuộc hàng thừa kế đã mất tại thời điểm khai nhận thừa kế
-Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế cả người để lại di sản.
-Giấy khước từ nhận tài sản
Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ trên tới văn phòng công chứng .
Tiếp đó, Công chứng viên sau khi lập hồ sơ khai nhận thừa kế gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng. Cán bộ niêm yết hồ sơ tại Ủy ban nhân dân nếu tài sản không có tranh chấp, bị khởi kiện thì cán bộ xã hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản
Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng kí đất đai nơi có đất.
Sau khi làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mẹ bạn hoàn toàn có thể lập di chúc khi tài sản thuộc sở hữu của mình, di chúc có thể có các hình thức bằng: di chúc bằng miệng; di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản, có người làm chứng; di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
Bạn không trình bày rõ mẹ bạn có nhược điểm về thể chất hay không biết chữ hay không? Nếu di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực và di chúc hợp pháp phải bao gồm các nội dung theo quy định pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!