Trốn đóng bảo hiểm: Mức phạt hành chính, truy cứu hình sự. Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay, tình trạng người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động, thậm chí là có thu tiền của người lao động nhưng không đóng bảo hiểm xã hội cho họ diễn ra rất phổ biến. Chính hành vi này của người lao động đã dẫn đến những hậu quả bất lợi cho người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Trước đây hành vi không đóng bảo hiểm xã hội chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính người sử dụng lao động, nhưng nay theo Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực 01/01/2018 đã quy định trường hợp trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, pháp luật quy định cụ thể:
– Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động phạm tội 02 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Các yếu tố cấu thành:
– Chủ thể thực hiện: Những chủ thể có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Cụ thể là người sử dụng lao động. Bởi theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm nêu trên cho người lao động khi người lao động thuộc đối tượng tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Bên cạnh đó, tại Điều 76 Bộ luật hình sự 2015 thì tội phạm này nằm trong phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
– Hành vi phạm tội:
Người sử dụng lao động sử dụng những thủ đoạn gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên. Thủ đoạn gian dối có thể là việc làm giả các giấy tờ, tài liệu nhằm lừa dối người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cố tình khai báo không trung thực với cơ quan bảo hiểm xã hội về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, đối với những trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, pháp luật cũng không nêu rõ việc không “đóng 6 tháng liên tục” nên có thể hiểu nếu người sử dụng lao động không đóng 6 tháng liên tục hay gián đoạn trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ đủ điều kiện để truy cứu hình sự.
Và chỉ đặt ra truy cứu trách nhiệm hình sự khi số tiền trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
– Lỗi: Người sử dụng lao động có hành vi “gian dối” và “thủ đoạn khác” để không đóng bảo hiểm xã hội được xác định là lỗi cố ý, chủ động thực hiện các hành vi vi phạm.
– Hình phạt:
+ Khoản 1 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào trốn đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm từ 10 người đến dưới 50 người thì bị phạt tiền từ 50 phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
– Khoản 2 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 quy định phạm tội 02 lần trở lên; Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động thì phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Khoản 3 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 quy định Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt từ từ 2 năm đến 07 năm.
– Khoản 4 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
– Khoản 5 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 còn quy định pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 216,Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!