Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Điều kiện để công dân được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự và miễn gọi nhập ngũ.
Việt Nam là một trong số những quốc gia có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và có tuyển chọn trên thế giới. Để đảm bảo lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển, hàng năm, quân đội vẫn có các đợt tuyển quân, kêu gọi công dân đủ điều kiện nhập ngũ tham gia nghĩa vụ quân sự. Những đối tượng này rất đa dạng, không giới hạn dân tộc, tín ngường, tôn giáo, trình độ,… cứ nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ là phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và phải nhập ngũ nếu đủ điều kiện về sức khỏe.
Tuy nhiên, một số đối tượng, vì một số lý do luật định mà nếu tham gia thì không đảm bảo được chất lượng về mặt thể lực và trí tuệ của lực lượng Quân đội nhân dân hoặc có ảnh hưởng xấu tới đời sống tinh thần và vật chất của bản thân họ hoặc thân nhân công dân. Nắm rõ được điều đó, Nhà nước đã tạo điều kiện miễn đăng ký nghĩa vụ hoặc miễn nhập ngũ đối với những đối tượng trên, vừa để xây dựng hệ thống quân đội Việt Nam vững mạnh, vừa tạo điều kiện cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, đảm bảo đời sống ấm no, hạnh phúc về mặt vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân.
Cụ thể, những trường hợp nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự và miễn nhập ngũ?
1. Những đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định những đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm những đối tượng có tình trạng sức khỏe không thể đảm bảo:
– Người khuyết tật: được định nghĩa là người có khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật gây khó khăn cho việc sinh hoạt, học tập, lao động;
– Người mà đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, Parkinson, suy thận, Lupus ban đỏ, Alzheimer, nhiễm HIV… và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo;
– Người mắc bệnh tâm thần: người có tâm lý hoặc hành vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường;
– Người mặc bệnh mãn tính: người có bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên như: viêm khớp, hen suyễn, tiểu đường và các bệnh do virus gây ra như viêm gan siêu vi C và HIV/AIDS.
Bạn đang trong lứa tuổi nghĩa vụ quân sự? Bạn đang cần tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự? Bạn muốn tìm hiểu xem mình có được miễn, hoãn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Liên hệ ngay với Hotline của Luật sư 1900.6998 để được tư vấn ngay lập tức – chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!
2. Những đối tượng miễn nhập ngũ
* Đối tượng được miễn gọi nhập ngũ vẫn có thể được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ nếu đối tượng tình nguyện.
* Danh sách những đối tượng này được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Thứ nhất, con của liệt sĩ hoặc thương binh hạng một:
Con của người đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, để bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì hi sinh lợi ích nhà nước, nhân dân và đã được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” trực tiếp hoạt động cách mạng, đấu tranh chính trị, chống tội phạm,… và con của quân nhân, công an nhân dân chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu, làm nghĩa vụ quốc tế,… mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cấp Giấy chứng nhận bệnh binh bởi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc suy giảm từ 41 đến 60% đã được công nhận trước năm 1995 hoặc đã xuất ngũ về gia đình bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do rối loạn tâm thần có liên quan đền bệnh cũ là đối tượng được miễn nhập ngũ đầu tiên theo quy định của Pháp luật.
Thứ hai, một anh hoặc em trai của liệt sĩ:
Liệt sĩ, tức người đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, để bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì hi sinh lợi ích nhà nước, nhân dân và đã được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” trực tiếp hoạt động cách mạng, đấu tranh chính trị, chống tội phạm,… mà có một hoặc nhiều anh, em trai thì một hoặc một trong số anh, em trai đó được miễn nhập ngũ.
Thứ ba, một con của: thương binh hạng 2 hoặc bệnh binh hoặc người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên
Gần tương tự, với những thương binh mất từ 61 đến 80% khả năng lao động do thương tật, quân nhân, công an nhân dân chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu, làm nghĩa vụ quốc tế,… mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cấp Giấy chứng nhận bệnh binh bởi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc suy giảm từ 41 đến 60% đã được công nhận trước năm 1995 hoặc đã xuất ngũ về gia đình bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do rối loạn tâm thần có liên quan đền bệnh cũ, người nhiễm một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand trong chiến tranh Việt Nam mà có một hoặc nhiều con thì một hoặc một trong số con của họ được miễn nhập ngũ.
Thứ tư, người làm công tác cơ yếu mà không phải là quân nhân hay Công an nhân dân
Người chuyên trách đảm nhiệm hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước thì được miễn nhập ngũ.
Thứ năm, cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên
Những đối tượng sau đây được miễn nhập ngũ nếu được điều động đến công tác, làm việc từ 24 tháng trở lên ở Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1 hoặc các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi , vùng bãi ngang ven bển và hải đảo đặc biệt khó khăn hoặc các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… đặc biệt khó khăn:
– Cán bộ: được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Công chức: được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;
– Cán bộ cấp xã: được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;
– Công chức cấp xã: được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Viên chức: được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc;
– Thanh niên xung phong: thanh niên tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, rèn luyện và đào tạo thanh niên.
Bạn đang trong lứa tuổi nghĩa vụ quân sự? Bạn đang cần tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự? Bạn muốn tìm hiểu xem mình có được miễn, hoãn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không? Liên hệ ngay với Hotline của Luật sư 1900.6998 để được tư vấn ngay lập tức – chính xác – hiệu quả và tối ưu nhất!
Chính vì vậy, tham gia nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ thiêng liêng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt nêu trên nhà nước đã có các quy định cụ thể để xác định những đối tượng không phải tham gia nghĩa vụ theo quy định đã được phân tích cụ thể ở trên.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về nghĩa vụ quân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự mới 2020 trực tuyến miễn phí
- Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự qua email, trả lời bằng văn bản
- Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!