Tư vấn mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm công ty tham gia bảo hiểm từ tháng 7 năm 2006 đến hết tháng 8 năm 2017. Năm 2006 lương cơ bản 760 ngàn. Năm 2017 lương cơ bản 7 triệu 930 ngàn. Vậy tổng số tiền được hưởng một lần là bao nhiêu. Xin tư vấn dùm. Cám ơn.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Thông tư số 32/2017/TT-BLĐTBXH
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 89: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”
Như vậy, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương đóng bảo hiểm của bạn cụ thể như sau:
Từ tháng 7/2016 đến hết tháng 12/2016: 760.000đ (Thời gian: 6 tháng)
Từ tháng 1/2017 đến hết tháng 8/2017: 7.930.000đ (Thời gian: 8 tháng)
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cách tính tháng lẻ:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Cách tính hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH.
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
Trong đó: Mbqtl: Mức lương bình quân tháng
Mbqtl:(Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) \ (Tổng số tháng đóng BHXH)
– Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
– Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)
Cách tích cụ thể trong trường hợp của bạn như sau:
Thứ nhất, tổng thời gian đóng bảo hiểm là: 6 + 8 = 14 tháng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 32/2017/TT-BLĐTBXH xác định mức điều chỉnh lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2016 và 2016 lần lượt là: 1,04 và 1,00
Mbqtl= [(6 x 760.000 x 1.04) + (8 x 7.930.000 x 1,00)] \ 14 = 4.870.171 (đồng\tháng)
Thời gian đóng bảo hiểm từ 7/2016 đến hết tháng 8/2017: 1 năm 2 tháng = 1.5 năm
Mức hưởng BHXH 1 lần = Thời gian tham gia BHXH x Mbqtl = 1.5 x 4.870.171 x 2 = 14.610.513 (đồng)
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật về BHXH - BHYT qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật BHXH tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!