Tư vấn phân chia di sản thừa kế của ông bà nội không có di chúc. Chia thừa kế theo quy đinh pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hiện ông nội và bà nội em đều qua đời và có 2 người con trai. Người thứ 2 đã mất giờ còn mỗi ba em muốn sang tên 11 công đất ruộng do ông nội đứng tên. Lúc sống ông nội có làm giấy uỷ quyền đất lại cho ba em nhưng địa chính bảo quá 15 năm không còn giá trị. Người con thứ 2 có 5 đứa con đòi chia 1 công mới chịu kí. Và ba em cũng đồng ý nhưng tất cả đều đi làm ở Bình Dương không chịu về kí, kéo dài gần 5 năm nay. Xin luật sư chỉ em nên làm gì?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;”
Như vậy, trường hợp ông bà bạn mất không để lại di chúc thì sẽ áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật quy định trên.
Về hàng thừa kế, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
…
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Trong trường hợp của bạn, ông bà bạn mất, những người được thừa kế di sản do ông bà bạn để lại thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm tất cả những người con đẻ và những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng di sản bằng nhau Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, có 1 người con của ông bà bạn đã mất trước khi bố mẹ bạn mất và đã có gia đình, có con cái, do vậy đặt ra vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp này. Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, cháu của ông bà bạn tức là cháu của bố bạn, là con của anh trai và chị gái đã mất là người được hưởng thừa kế đối với phần thừa kế mà bố cháu được hưởng. Do đó, phần tài sản của anh trai bố bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật, tức là chia đều cho những người được thừa kế như đã phân tích ở trên. Trong trường hợp này, gia đình bạn cần tiến hành họp gia đình để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng đăng kí đất đai cấp quận/huyện.
Và ba bạn cũng đồng ý nhưng tất cả đều đi làm ở Bình Dương không chịu về kí, kéo dài gần 5 năm nay. Bố bạn hoàn toàn có thể khởi kiện để chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!