Tư vấn việc chia tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình. Bà ngoại có thể cho cháu tài sản chung của hộ gia đình được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào các anh chị ạ. Em có một vấn đề xin các anh chị giải đáp giúp em được không ạ. Em năm nay 25 tuổi sống chung với ngoại và dì từ nhỏ, ngoại năm nay 80 tuổi, con dì mới chết đây thôi ạ, nói chung là nhà chỉ có 3 người như e đã nói. Như vậy bà ngoại chuyển quyền tại sản hiện có cho em có phải đóng thuế gì không hay có gặp trở ngại gì không ạ? Trong sổ đỏ bàn phán là để hộ của bà ngoại, thời điểm cấp giấy quyền sử dụng đất nói trên chỉ có 3 người như em đã nói trên. Nếu có đăng thuế thì bao nhiêu đối với 8 công đất ruộng ạ. Nếu bà ngoại làm di chúc để lại phần đất này thì cần phải làm như thế nào ạ. Còn nếu không làm đi chúc thì khi ngoại qua đời thì phần đất ruộng em nói có bị pháp luật chia cho các cháu nội và các con của bà ngoại không ạ? Xin cảm ơn ạ!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật dân sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:
” 1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật dân sự”.
Vì là tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình nên việc định đoạt đối với quyền sử dụng thửa đất trong trường hợp của gia đình bạn thì mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.theo quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015.
Quyền sử dụng khi chuyển nhượng, tặng cho sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên hộ gia đình nên trong trường hợp của gia đình bạn, bà bạn không có quyền tự ý quyết định việc cho bạn 8 mẫu công đất. Việc tặng cho này chỉ hợp pháp khi nhận được sự đồng ý của đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên tại thời điểm lấy ý kiến mà thôi. Nếu việc tặng cho không thỏa mãn điều kiện nêu trên thì không có giá trị pháp lý và toàn bộ quyền sử dụng thửa đất vẫn thuộc sở hữu của hộ gia đình bạn.
Về việc phân chia quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của hộ gia đình.
Trước tiên, quyền sử dụng thửa đất trong trường hợp này được xác định là tài sản chung của hộ gia đình, bởi không xác định được phần quyền của mỗi thành viên hộ gia đình đối với quyền sử dụng đất sẽ chia theo quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015 Chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Theo như thông tin bạn cung cấp, hộ gia đình bạn có 03 người bao gồm: Bà bạn, và bạn và nay bà và bà bạn. Nếu một trong những người còn sống có yêu cầu chia tài sản thì việc chia tài sản trước hết được tiến hành theo thỏa thuận của các bên và chia thừa kế phần diện tích của người đã mất theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 .
Do đó, bà bạn chỉ được định đoạt một phần diện tích mà mình được hưởng trong khối tài sản chung thì bà bạn có thể lập di chúc theo một trong các di chúc bằng văn bản bao gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Nội dung của di chúc phải đáp ứng theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”
Nếu bà bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật – nghĩa là chia theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Như vậy, việc chia tài sản chung của hộ gia đình do các thành viên trong gia đình thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể nhờ Tòa án giải quyết.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật dân sư tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!