Văn bản do Ủy ban nhân dân xã có ban hành có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Quy định của pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
chào Luật sư! Tôi muốn được tư vấn việc sau: Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và nghị định 34/2016/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của hội đồng nhân dân cấp xã là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên khi tôi đề nghị thanh toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của HĐND xã đã được thông qua và ban hành thì công chức tài chính kế toán của xã và thanh tra huyện lại nói đó không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Xin luật sư tư vấn về vấn đề trên. xin cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hành chính -Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Như bạn có trình bày: bạn có đề nghị thanh toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của Hội đồng ủy ban nhân dân xã đã được thông qua và ban hành. Bạn không nói rõ bạn hành Nghị quyết phát triển kinh tế của Hội đồng ủy ban nhân dân như thế nào? Để xem xét Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của Hội đồng nhân dân xã đã được thông qua và ban hành có phải văn bản quy phạm pháp luật hay không bạn tham khảo quy định sau:
Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.”
Theo khái niệm trên đây, văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng sau:
– Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và dưới các hình thức nhất định, như Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ… Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục do luật quy định theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
– Có quy tắc xử sự chung. Đây là dấu hiệu cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất để xác định một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật. Cần phải nói, việc chứa quy phạm pháp luật là đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật, ngay cả khi văn bản đó chỉ chứa duy nhất một quy phạm pháp luật.
– Có hiệu lực bắt buộc chung: văn bản quy phạm pháp luật có tính áp dụng chung, tính trừu tượng, không đặt ra cho người này, người kia một cách xác định mà nhằm tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng hơn. Các quy phạm pháp luật được áp dụng đối với những người thuộc đối tượng được các quy phạm pháp luật đó điều chỉnh.
– Được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội: văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý điều hành, được tuân thủ và bảo đảm thực hiện bởi sự cưỡng chế nhà nước. Nhà nước có thể dùng lực lượng công quyền để bảo đảm cho việc áp dụng quy phạm pháp luật bằng việc áp dụng các chế tài. Các chế tài có thể rất đa dạng: chế tài hình sự như hình phạt tù hoặc phạt tiền, chế tài dân sự như huỷ bỏ hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng… Như vậy, bất luận là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành hay bất luận là hình thức văn bản nào (luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định… do cơ quan nhà nước trung ương hay các cấp chính quyền địa phương ban hành) thì chúng đều phải được tuân thủ và thực hiện.
Như vậy, khi đánh giá một văn bản có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không cũng như xem xét một văn bản có chứa ”quy phạm pháp luật” hay không cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu đặc trưng của quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp của Hội đồng nhân dân thể hiện đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địa phương. Theo định nghĩa trên, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, về nguyên tắc, hoàn toàn là một văn bản quy phạm pháp luật theo định nghĩa của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và điều này đã được chính Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành cũng phải nằm trong tổng thể hệ thống pháp luật quốc gia và phải có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng sau:
– Là văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật quy định.
– Có quy tắc xử sự chung.
– Có hiệu lực trong phạm vi địa phương.
– Được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ những phân tích trên, có thể liệt kê một số văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà trên thực tế chúng ta có thể khó khăn khi nhận dạng được quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
“Điều 3. Xác định văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật.
……
3. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
a) Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;
b) Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
c) Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
d) Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
e) Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;
g) Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;
h) Quyết định phê duyệt kế hoạch;
i) Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;
k) Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
l) Các nghị quyết, quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 30 của Luật.”
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Trong số đó, có những văn bản cũng được ban hành bằng hình thức luật định như nghị quyết, quyết định, chỉ thị nhưng lại không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì về mặt nội dung, chúng không chứa đựng các quy phạm pháp luật. Ví dụ: nghị quyết phiên họp, chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt, quyết định khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định phê duyệt dự án và những văn bản cá biệt khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể.
Ngoài văn bản được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, văn bản quy phạm pháp luật và cũng không được ban hành theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chứa đựng những quy tắc xử sự chung, bắt buộc mọi người phải thực hiện (như công văn, công điện… do một số cơ quan ban hành) và trường hợp mặc dù luật, pháp lệnh quy định giao cho một cơ quan cụ thể ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, nhưng cơ quan đó lại ủy quyền cho cơ quan cấp dưới ban hành văn bản, Luật quy định văn bản ban hành không theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, thì không được coi là văn bản quy phạm pháp luật ; cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được uỷ quyền tiếp.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hành chính của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua email, trả lời bằng văn bản
- Tư vấn luật hành chính, khiếu nại hành chính trực tiếp tại văn phòng
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!