Xử lý hành vi lấn chiếm lối đi chung theo pháp luật hiện hành. Thỏa thuận lối đi chung với các bất động sản liền kề. Giải quyết tranh chấp lối đi chung.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Trường: Tôi có một việc xin luật sư tư vấn: 4 hộ gia đình chúng tôi đi chung một con đường (do chủ cũ họ bán lại cho chúng tôi và trước khi bán họ trích ra từ thửa đất của đó để làm đường đi chung có chiều rộng 2m chiều dài chạy dọc theo các lô đất của 4 hộ). Hộ ông A ở trong cùng là ngõ cụt tuy nhiên ông A thuê được mảnh đất của nhà nước liền kề với đường đi chung. Hiện nay ông A rào phần đường đi chung trước trước mặt nhà ông A và nhập đường đi chung với mảnh đất thuê này đồng thời mở đường đi riêng theo lối mảnh đất được thuê và chỉ gia đình ông A được sử dụng không đi theo đường đi chung với 3 hộ còn lại). Chúng tôi có ý kiến thì ông A cho rằng ông ở lô trong cùng được độc quyền sử dụng phần đường đi chung trước mặt tiền nhà ông. Vậy tôi xin hỏi luật sư:
1. Gia đình ông A có được chiếm lối đi chung đó không vì nhà ông A ở trong cùng không ảnh hưởng đến lối đi chung của chúng tôi.
2. Nhà nước có cấp quyến sử dụng lối đi chung đó cho gia đình ông A không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
+ Điều 169, Điều 210, Điều 218 Bộ luật dân sự 2015;
+ Điều 100 và Điều 101 Luật đất đai 2013.
2. Giải quyết vấn đề:
Như bạn trình bày 4 hộ gia đình ở khu nhà bạn đi chung một con đường do chủ cũ họ bán lại và trước khi bán họ trích ra từ thửa đất đó để làm đường đi chung có chiều rộng 2m chiều dài chạy dọc theo các lô đất của 4 hộ. Hộ ông A ở trong cùng là ngõ cụt tuy nhiên ông A thuê được mảnh đất của nhà nước liền kề với đường đi chung. Hiện nay ông A rào phần đường đi chung trước trước mặt nhà ông A và nhập đường đi chung với mảnh đất thuê này đồng thời mở đường đi riêng theo lối mảnh đất được thuê và chỉ gia đình ông A được sử dụng không đi theo đường đi chung với 3 hộ còn lại. Ông A cho rằng ông ở lô trong cùng được độc quyền sử dụng phần đường đi chung trước mặt tiền nhà ông.
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 và những thông tin bạn cung cấp thì lối ngõ đi chung trong trường hợp của bạn được xác định là tài sản chung hợp nhất của các hộ dân trong ngõ. Cụ thể, việc xác lập sở hữu chung diễn ra khi chủ đất cũ phân lô bán các thửa đất và cắt một phần đất làm ngõ chung cho các chủ đất mới cùng sử dụng. Vì là tài sản thuộc sở hữu chung nên các hộ dân trong ngõ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng lối đi chung đó.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 thì việc định đoạt tài sản chung hợp nhất phải được thực hiện theo nội dung thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong trường hợp của bạn, việc một hộ gia đình muốn rào đất và sử dụng phần đất thuộc ngõ đi chung như đất tư phải được sự đồng ý của các hộ dân khác trong ngõ, nếu không sẽ bị coi là hành vi xâm phạm tài sản thuộc sở hữu chung.
Như vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn hoặc các hộ còn lại trong ngõ có căn cứ cho rằng hành vi sử dụng phần đất cuối ngõ là trái pháp luật, vi phạm trực tiếp đền quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân trong ngõ. Do đó, các hộ gia đình trong ngõ có quyền yêu cầu gia đình cuối ngõ phá bỏ tường rào và trả lại phần đất của ngõ đi chung theo hiện trạng ban đầu theo quy định tại Điều 259 Bộ luật dân sự 2015. Trong trường hợp bên có hành vi vi phạm không tự nguyện chấm dứt và khắc phụ hậu quả thì gia đình bạn và các gia đình khác có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối chiếu với các quy định trên thì quyền có lối đi là quyền dân sự được pháp luật bảo vệ, người sử dụng đất có quyền sử dụng lối đi chung nhưng cũng phải đảm bảo quyền đi lại tự do, thông thoáng của những người sử dụng đất khác Trong trường hợp này, nếu những thông tin bạn đưa ra là đầy đủ và đúng sự thật thì gia đình bạn và các gia đình còn lại có cơ sở pháp lý trong việc yếu cầu gia đình cuối ngõ chấm dứt hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép lối đi chung.
Đồng thời, phần đất bị lấn chiếm từ diện tích của lối đi chung chắc chắn sẽ không được cơ quan Nhà nước ghi nhận thuộc sở hữu của gia đình vi phạm do đất có được từ hành vi trái pháp luật và đang thuộc diện tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật đất đai - nhà ở của chúng tôi:
- Tư vấn pháp luật đất đai - nhà đất trực tuyến qua tổng đài điện thoại
- Luật sư tư vấn luật đất đai - nhà đất trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật đất đai tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!