Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi vừa gặp vụ việc gọi điện thoại tự xưng là công an nói rằng mẹ tôi đang dính líu tới vụ việc rửa tiền của bọn tội phạm, tên đó xưng đầy đủ họ tên và còn nói dùng sdt này gọi lên tổng đài 1080 để kiểm tra, sau đó bắt mẹ tôi mở 1 tài khoản ngân hàng ở techcombank dùng dịch vụ ibanking và đăng kí với sdt của tên đó , đây là 1 nhóm người liên kết với nhau vì nó dẫn mẹ tôi làm thủ tục các bước rất quy tắc nhưng lại không được báo với người nhà, bây giờ bọn chúng đã rút sạch tiền của mẹ tôi, nhà tôi rất hoảng loạn, đã báo với công an huyện rồi nhưng bây giờ liệu gia đình tôi có thể làm cách nào để tìm ra bọn chúng ( ở hà nội) hay khởi tố bọn chúng thế nào không?
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật hình sự – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Thời gian vừa qua xuất hiện nhiều đối tượng có hành vi lừa đảo tinh vi, phức tạp như lừa chuyển tiền thông qua thẻ cào điện thoại, lừa trúng thưởng, lừa bán hàng giả rất tinh vi và chuyên nghiệp bằng nhiều hình thức như trên mạng xã hội và qua điện thoại.
Những vụ việc tương tự cũng đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước và các phương tiện truyền thông cũng đã nhiều lần đăng tải khuyến cáo đến người dân về thủ đoạn, phương thức tinh vi của các đối tượng lừa đảo.
Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin là số tiền mẹ bạn bị lừa là bao nhiêu tiền nên chúng tôi chỉ tư vấn trên những quy định của pháp luật thì trong trường hợp này căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
” 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.“
Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi vi phạm phải đáp ứng các yếu tố: “dùng thủ đoạn gian dối” và ” chiếm đoạt tài sản của người khác”. Mặt khác phải có đủ 4 yếu tố để cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội tạm, mặt chủ quan của tội phạm:
Hậu quả: Là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Giá trị tài sản này phải từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Lỗi: Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý với mong muốn là chiếm đoạt được tài sản.
Như thế, trong trường hợp của mẹ bạn việc mẹ bạn của bạn bị lừa tiền thì cần làm rõ như sau:
Mẹ của bạn đã bị lừa mất tiền, không biết gì về người lừa đảo và người lừa đảo không trả tiền, có dấu hiệu bỏ trốn thì trường hợp này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ nhất về khách thể của tội phạm: hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác mà trong trường hợp của mẹ bạn đã bị bọn lừa rút sạch tiền trong tài khoản của mẹ bạn.
Thứ hai về chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017.
Thứ ba về mặt khách quan của tội phạm là hành vi dùng thủ đoạn gian dối là có hành vi gọi điện thoại tự xưng là công an nói rằng mẹ bạn đang dính líu tới vụ việc rửa tiền của bọn tội phạm, tên đó xưng đầy đủ họ tên và còn nói dùng số điện thoại này gọi lên tổng đài 1080 để kiểm tra, làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt và đây là 1 nhóm người liên kết với nhau vì nó dẫn mẹ bạn làm thủ tục các bước rất quy tắc nhưng lại không được báo với người nhà như là hướng dẫn mẹ bạn làm thủ tục các bước rất quy tắc nhưng lại không được báo với người nhà, bây giờ bọn chúng đã rút sạch tiền của mẹ bạn..
Như vậy, mọi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, khi nhận được bất cứ cuộc điện thoại nào xung quanh cơ quan công an thì không làm theo những điều chúng yêu cầu, dẫn dắt, ngừng tiếp chuyện ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường và trình báo cơ quan để kịp thời xử lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hình sự của chúng tôi:
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
- Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua email, bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật hình sự tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!