Xử phạt vi phạm giao thông và tạm giữ phương tiện vi phạm. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm giao thông.
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh/chị: Em mới bị bắt xe máy và bị nhưng lỗi sau : Không đội mũ bảo hiểm Xe không gương Không mang GPLX không mang đăng ký xe (xe không chính chủ ) KHÔNG CÓ BẢO HIỂM XE. Cho hỏi như vậy em phải nộp phạt bao nhiêu là đúng ạ? Mà CSGT chỉ đọc ra lỗi mà không ghi biên bản gì, họ bắt em phải nộp 2 triệu Em không đồng ý và giờ xe đang tạm giữ ở đồn. Như vậy có đúng không ạ? Xin cám ơn luật sư!
Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp luật giao thông – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2.Giải quyết vấn đề
– Căn cứ Điểm i Điểm k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ, Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
– Căn cứ Điều 21 NGhị định 46/2017 quy định: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới :Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
– Căn cứ Điều 17 Nghị định 46/2017, Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
– Căn cứ Điều 21 Nghị định 46/2017 quy định Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
Do bạn có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nêu trên nên mức xử phạt đối với bạn sẽ là tổng hợp mức xử phạt của từng hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp bạn bị xử phạt vi phạm hành chính thì công an giao thông có quyền tạm giữ xe máy của chị dâu bạn căn cứ theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
“Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạt
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tạiKhoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
…….
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Điều 76. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các Điểm, Khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.
2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính, trong mọi trường hợp khi bị tạm giữ phương tiện thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải lập biên bản, nếu tạm giữ xe mà không lập biên bản là trái với quy định của pháp luật. Vậy, trong trường hợp của bạn nếu thuộc trường hợp tại Nghị đinh 46/2016/NĐ-CP và bị tạm giữ xe mà công an giao thông không lập bất cứ biên bản nào như vậy là trái với quy định của pháp luật, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình bạn có thể làm đơn khiếu nại tới cơ quan của người tạm giữ phương tiện xe của chị dâu bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật giao thông của chúng tôi:
- Đường dây nóng tư vấn pháp luật giao thông đường bộ trực tuyến miễn phí
- Luật sư tư vấn pháp luật giao thông qua email, trả lời bằng văn bản
- Luật sư tư vấn luật giao thông tại văn phòng và tại nơi khách hàng yêu cầu
- Các dịch vụ Luật sư tư vấn - tranh tụng uy tín khác của Luật Dương Gia!
Trân trọng cám ơn!